Thứ nhất, nguồn vốn đó là lãi suất thấp, giúp Habubank hạ lãi suất huy động vốn bình quân, vốn khá cao trong thời gian qua, xuống thấp. “Hiện tại nguồn vốn của SHB là rất dồi dào, đủ nguồn lãi suất thấp để hỗ trợ Habubank”, ông Hiển khẳng định.
Ngoài giảm tải về chi phí, nguồn vốn trên còn giúp Habubank bảo đảm tốt hơn lợi ích của khác hàng. Đầu vào thấp đi, họ có điều kiện để hạ lãi suất đầu ra, chia sẻ với khách hàng của mình, hay nói đúng hơn là giữ lại khách hàng của mình.
Sau khi sáp nhập, việc đầu tiên là SHB sẽ giữ các khách hàng tốt của Habubank bằng cách cấu trúc lại kỳ hạn trả nợ, cấu trúc lại lãi suất theo hướng tốt hơn (do lãi suất đầu và bình quân giảm xuống). Lãnh đạo SHB nói rằng, công việc này được làm ngay, không chỉ giữ chân khách hàng tốt mà là phát triển điểm mạnh của Habubank.
Liên quan đến công việc dự kiến sau sáp nhập, thông điệp mà hai bên đưa ra là “không phải là trộn lại với nhau”. Cơ chế hoạt động của Habubank vẫn duy trì, không trộn các phòng ban hai bên vào, tiếp tục thúc đẩy các điểm mạnh của Habubank về sản phẩm, khách hàng, nhân sự…
Ông Hiển nói rằng: “Nếu trộn vào nhau thì có thể dẫn đến xung đột về văn hóa và triệt tiêu mất những thế mạnh của Habubank. Habubank là ngân hàng có bề dày hơn 20 năm trên thị trường rồi, có những điểm mạnh mà không dễ gây dựng trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay”.--> Nợ xấu Habubank được khép lại
Còn những điểm yếu của Habubank thì hai bên sẽ phối hợp điều chỉnh dần.