Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

SHB hỗ trợ vốn giúp HBB hết nợ xấu

Ngay thời điểm này, khi khó khăn thanh khoản của Habubank đặt ra, SHB đã bơm vốn vào để đảm bảo khả năng chi trả và việc Habubank nợ xấu như báo chí đưa tin sẽ được chấm dứt, không còn nợ xấu . Thêm vào đó, nguồn vốn bơm vào theo lãnh đạo SHB là còn giúp Habubank ở một số điểm tạo sự cân bằng trong kinh doanh.


Thứ nhất, nguồn vốn đó là lãi suất thấp, giúp Habubank hạ lãi suất huy động vốn bình quân, vốn khá cao trong thời gian qua, xuống thấp. “Hiện tại nguồn vốn của SHB là rất dồi dào, đủ nguồn lãi suất thấp để hỗ trợ Habubank”, ông Hiển khẳng định.

Ngoài giảm tải về chi phí, nguồn vốn trên còn giúp Habubank bảo đảm tốt hơn lợi ích của khác hàng. Đầu vào thấp đi, họ có điều kiện để hạ lãi suất đầu ra, chia sẻ với khách hàng của mình, hay nói đúng hơn là giữ lại khách hàng của mình.

Sau khi sáp nhập, việc đầu tiên là SHB sẽ giữ các khách hàng tốt của Habubank bằng cách cấu trúc lại kỳ hạn trả nợ, cấu trúc lại lãi suất theo hướng tốt hơn (do lãi suất đầu và bình quân giảm xuống). Lãnh đạo SHB nói rằng, công việc này được làm ngay, không chỉ giữ chân khách hàng tốt mà là phát triển điểm mạnh của Habubank.

Liên quan đến công việc dự kiến sau sáp nhập, thông điệp mà hai bên đưa ra là “không phải là trộn lại với nhau”. Cơ chế hoạt động của Habubank vẫn duy trì, không trộn các phòng ban hai bên vào, tiếp tục thúc đẩy các điểm mạnh của Habubank về sản phẩm, khách hàng, nhân sự…

Ông Hiển nói rằng: “Nếu trộn vào nhau thì có thể dẫn đến xung đột về văn hóa và triệt tiêu mất những thế mạnh của Habubank. Habubank là ngân hàng có bề dày hơn 20 năm trên thị trường rồi, có những điểm mạnh mà không dễ gây dựng trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay”.--> Nợ xấu Habubank được khép lại

Còn những điểm yếu của Habubank thì hai bên sẽ phối hợp điều chỉnh dần.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Hết lo nợ xấu việc sáp nhập mang nhiều lợi ích

Theo dự thảo đề án, với các yếu tố khách quan và sự cần thiết, “việc sáp nhập sẽ mang lại những lợi ích to lớn không chỉ nợ xấu biến mất mà còn nhiều cái khác mà với bản thân Haubank nói riêng và hai ngân hàng sáp nhập nói chung”.



Habubank hiện đã có hệ thống quy trình quy chế hoạt động tương đối hoàn thiện và có đội ngũ cán bộ quản lý nòng cốt có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn; có hệ thống gọn nhẹ - linh hoạt nên dễ dàng trong việc tái cấu trúc hoạt động để vượt qua khó khăn, đặc biệt có sự đoàn kết và nhất trí cao về chiến lược tái cấu trúc từ Hội đồng Quản trị, Ban điều hành đến toàn thể cán bộ công nhân viên.


SHB cũng có nhiều thế mạnh, trong đó nổi bật như: có nền tảng mạnh mẽ có thể hỗ trợ cho sự phát triển bền vững; có định hướng phát triển rõ ràng qua từng giai đoạn phù hợp với năng lực ngân hàng; có mạng lưới rộng khắp; đội ngũ lãnh đạo có năng lực và cam kết lâu dài vì sự phát triển bền vững của ngân hàng và đặc biệt là nhận diện thương hiệu tốt.

Nếu tiến hành sáp nhập thành công, theo Habubank, kế hoạch này sẽ tạo ra một định chế tài chính có khả năng tồn tại và phát triển. Định chế này có vốn điều lệ khoảng gần 9.000 tỷ đồng và quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, hoạt động khắp các tỉnh thành lớn trong cả nước; có số lượng khoảng 500.000 khách hàng; khoảng 5.000 nhân viên; có các công ty con, có khả năng cung cấp các hoạt động hỗ trợ, gia tăng lợi ích cho khách hàng và tăng thu nhập ngoài lãi cho ngân hàng; có địa bàn hoạt động trong khu vực Đông Dương với các chi nhánh tại Lào và Campuchia; có sự hậu thuẫn mạnh mẽ và có các khách hàng hoạt động trong những lĩnh vực cốt lõi cho sự phát triển của nền kinh tế như: than, khoáng sản, cây công nghiệp (cao su), phát triển hạ tầng và một lực lượng đông đảo các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau; có khả năng cung cấp các dịch vụ hiệu quả và an toàn cho một khối lượng lớn các khách hàng cá nhân…

Ngoài ra, còn nhận được sự hỗ trợ và quan tâm của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình sáp nhập do việc sáp nhập nằm trong chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Loại trừ nợ xấu - Habubank kiểm soát rủi ro lãi suất

Tại Habubank, rủi ro lãi suất được kiểm soát bằng một cơ chế quản lý nhất quán và xuyên suốt toàn hệ thống không chỉ dừng lại ở việc chuẩn bị các cơ sở hạ tầng (phương pháp quản lý, hệ thống dữ liệu…), mà còn về cơ cấu tổ chức (quản lý rủi ro tập trung), từng bước hoàn thiện nhằm hướng tới những chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro lãi suất.

Habubank đã thiết lập được một hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm quản lý rủi ro lãi suất, bao gồm: Chính sách quản lý rủi ro lãi suất toàn hệ thống, hệ thống các báo cáo chênh lệch thời hian định giá lại tài sản Nợ - Có tự động, báo cáo nhạy cảm lãi suất của Vốn chủ sở hữu, báo cáo định giá lãi/lỗ theo giá trị thị trường cho các danh mục kinh doanh, mô hình kiểm định sự cố và các kế hoạch đối phó dự phòng… Hệ thống này được thiết lập, rà soát và cập nhật định kỳ.

Các báo cáo về rủi ro lãi suất được phân tích bởi các chuyên viên quản trị rủi ro có kinh nghiệm và được đệ trình lên các cấp quản lý theo mực độ rủi ro cao hay thấp, giúp Habubank chủ động và kịp thời nhận biết, đo lường, kiểm soát và đối phó với các rủi ro lãi suất phát sinh. Hiện tại, Uỷ ban quản trị rủi ro, trên tinh thần tôn trọng và tuân thủ các chiến lược về quản trị rủi ro của HĐQT, là bộ phận có trách nhiệm trực tiếp đưa ra các quyết định điều hành nhằm hạn chế tối đa các rủi ro về lãi suất phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng, đồng thời đạt được sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Habubank và SHB chờ hoàn tất thủ tục sáp nhập

Không còn nợ xấu. Sau hợp nhất của các ngân hàng Sài Gòn, Đệ Nhất và Tín Nghĩa thành Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), nay việc sáp nhập ngân hàng Habubank đề giải quyết hết nợ xấu vào SHB chỉ còn chờ hoàn tất thủ tục và thời điểm công bố. Từ các thương vụ này, nhìn rộng ra toàn hệ thống ngân hàng của Việt Nam có thể khẳng định, hành động sáp nhập ngân hàng để từng bước tạo ra một hệ thống ngân hàng vững mạnh hơn, trong đó các thành viên đều có sức cạnh tranh thực sự và phát triển bền vững, là đúng đắn, thậm chí có thể nói đây là một mũi tên trúng hai đích.

Ngân hàng mới sau khi Habubank và SHB "về một nhà" sẽ có tên là NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) có vốn điều lệ lên tới gần 9.000 tỷ đồng, quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng với hơn 500.000 khách hàng và 5.000 nhân viên...

Cũng theo dự thảo sáp nhập, các chủ sở hữu cổ phần của Habubank sau khi sáp nhập vào SHB sẽ được hoán đổi cổ phiếu theo tỷ lệ 1 cổ phần HBB bằng 0,75 cổ phần SHB. Tổng số cổ phần mà cổ đông HBB nhận khi hoán đổi sẽ được làm tròn theo nguyên tắc làm tròn xuống số nguyên gần nhất.

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Nợ xấu chấm dứt - Habubank tiếp tục đứng vững

Hội nhập WTO mở ra một trang mới cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Với tư cách là một thành viên của WTO, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức vô cùng to lớn. Các doanh nghiệp, các tập đoàn lớn ở Việt Nam có dịp được bước chân vào thị trường thế giới, thị trường chỉ dành cho những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn mạnh. Chính vì thế muốn tồn tại, các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn cần phải nỗ lực phát triển nâng cao năng lực kinh doanh của mình để có thể đứng vững trên trường quốc tế này. Ngành Tài chính - Ngân hàng cũng không nằm ngoài những mục tiêu chung đó.

Hội nhập trong những năm vừa qua đã giúp ngành Tài chính - Ngân hàng  có nhiều những phát triển vượt bậc, góp phần vào sự tăng trưởng chung của Việt Nam chúng ta. Hội nhập đã khuyến khích xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh, các hoạt động này lại kéo theo sự phát triển của dịch vụ Thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngoại hối.. tại các Ngân hàng. Để có thể đứng vững và vượt qua các thử thách một cách dễ dàng, các ngân hàng thương mại cần phải chuẩn bị cho mình một tiềm lực về kinh tế, về uy tín cung ứng dịch vụ nhằm cạnh tranh được với các ngân hàng trên thế giới.

Không nằm ngoài xu thế chung đó, Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu ổn định, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực con người dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang nỗ lực đổi mới và phấn đấu không ngừng để vươn lên góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Trong những năm qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn Ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền tài chính Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự tăng trưởng hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động Ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế...

Từ tỷ lệ “thực” về nợ xấu

Habubank - Ai cũng hiểu, một trong những nguyên nhân có thể cản trở mục tiêu giảm tỷ trọng cho vay phi sản xuất chính là tỷ lệ nợ xấu, những khoản vay khó đòi hay các tài khoản treo của doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản tại các tổ chức tín dụng. Nếu không được trợ lực để hoàn thiện nốt những dự án dở dang; nếu giao dịch trên thị trường bất động sản tiếp tục đóng băng như hiện nay, doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ không có khả năng thu hồi vốn, thì lấy gì để trả nợ ngân hàng. Vậy, tỷ lệ nợ xấu có dừng lại ở con số 2,04%, trong hơn 227.000 tỷ đồng tổng dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản tính đến ngày 31/5 như số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước nữa không?

Cũng ở thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước cho biết, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản chỉ tăng 0,31% so với thời điểm 31/12/2010. Nhận định về khả năng xảy ra “bong bóng” bất động sản, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho rằng, thị trường bất động sản thứ cấp ở Việt Nam hiện chưa phát triển, việc chứng khoán hóa bất động sản hầu như chưa có trên thị trường, do đó nguy cơ “bong bóng” và đổ vỡ do “bong bóng” bất động sản là thấp.

Tuy nhiên, chính Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận rằng, “hiện nhiều tổ chức tín dụng thực cấp tín dụng trên cơ sở đảm bảo bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ đầu tư cấp 1. Điều này rất rủi ro cho tổ chức tín dụng do nhiều chủ đầu tư sau khi hoàn thành công trình và bán cho người mua nhưng không thông báo cho tổ chức tín dụng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ đầu tư cấp 1 lúc này không còn giá trị và được thay bằng giấy chứng nhận sử dụng nhà ở của chủ sở hữu căn nhà”.

Dễ hiểu hơn, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam phân tích, việc huy động vốn cho các dự án bất động sản phụ thuộc vào nguồn vay ngân hàng và thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của toàn bộ dự án. Không chỉ vay vốn ngân hàng, ngay khi công trình mới nằm trên giấy chủ đầu tư đã huy động vốn từ người mua nhà. Và chính người tiêu dùng hay các chủ đầu tư thứ cấp lại tiếp tục dùng hợp đồng mua nhà đó vay vốn ngân hàng và tái đầu tư. Nếu quay vòng như vậy, thì một mảnh đất, một sàn chung cư hay một dự án sẽ  được “xoay” vốn ở nhiều ngân hàng, khác gì tình trạng “một cổ nhiều tròng”. Rõ ràng, vấn đề này đang rất cần kiểm soát, rủi ro nợ xấu nhiều khả năng cũng phát sinh từ đây.

Theo ý kiến của giới ngân hàng, tỷ lệ cho vay phi sản xuất, cụ thể là bất động sản và chứng khoán tại một số tổ chức tín dụng lớn chiếm tỷ trọng không cao, chỉ khoảng 17 đến 20% tổng dư nợ cho vay: và không chênh lệch lớn so với tỷ trọng cho vay ra khu vực sản xuất. Tuy nhiên, ở các tổ chức tín dụng nhỏ, mới xuất hiện trên thị trường thì tỷ trọng cho vay bất động sản có thể lên tới 40%, thậm chí là hơn, vì đây là lĩnh vực siêu lợi nhuận.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

Nợ xấu của Tập đoàn tài chính HSBC


(Habubank - baomoi.com) Nợ xấu tại khu châu Á Thái Binh Dương trong quý I/2012 của Tập đoàn tài chính HSBC của Anh có xu hướng xấu đi.

Tại Hong Kong, phí phòng nợ xấu tăng từ 9 triệu USD trong năm ngoái lên 19 triệu USD cuối quý I năm nay. Từ cuối quý trước, giá trị các khoản nợ xấu ở đây không thay đổi.

Tại các nước khác ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, phí phòng nợ xấu cùng các khoản dự phòng rủi ro tín dụng khác lên đến 176 triệu USD vào cuối quý I, gấp 3 lần so với mức 54 triệu USD vào thời điểm ngày 31/12 năm ngoái.

Các nhà phân tích cho rằng các nhà đầu tư đã được cảnh báo. Chu kỳ tín dụng đã giảm xuống khi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chững lại và khủng hoảng khu vực đồng euro đè nặng lên kinh tế khu vực.

Các ngân hàng lớn trong khu vực đã tạo ra nhiều khoản vay tín dụng hơn trong năm ngoái khi nợ xấu giảm và hoạt động mở rộng tín dụng chấm dứt.

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Ngân hàng tranh thủ đẩy lãi suất huy động vàng

Habubank - Trước thời điểm cấm huy động vàng (từ 1/5), nhiều ngân hàng (bank) đã tranh thủ đẩy lãi suất huy động vàng lên mức cao hơn để tăng lượng khách gửi vàng.



Cụ thể, tại DongAbank, lãi suất gửi vàng tăng lên 2,5 – 3% và cao nhất 3,6% đối với chứng chỉ huy động vàng kỳ hạn 1 - 2 tháng. Tại Ngân hàng Phương Nam, lãi suất huy động từ 50 lượng trở lên được áp dụng mức 4,2%/năm, cao hơn 1,1% so với trước đó.

Đặc biệt, nhiều ngân hàng (bank) cũng tăng lợi tức giữ hộ vàng lên một mức mới. Chẳng hạn, tại SCB, lợi tức giữ hộ vàng từ mức 3,5% lên 4,6% với kỳ hạn 18 tháng. Các kỳ hạn từ 1 tháng, 2 tháng cũng tăng tương ứng với mức 4,05%, 4,1%. Theo thông tư 11 ban hành tháng 4.2011 của NHNN , từ 1/5, các ngân hàng không còn được phép huy động vàng.

Hôm 27/4, giá vàng trong nước và thế giới có một phiên lệch pha. Giá thế giới cuối ngày ở mức 1.656 USD/ounce, tăng khoảng 6 USD/ounce so với giá ngày 26/4, nhưng giá vàng SJC đã giảm khoảng 20.000 đồng/lượng, về mức 42,95 triệu đồng/lượng. Nguyên nhân của việc lệch pha này do những ngày tiếp theo là ngày nghỉ lễ, nhà đầu tư không dám chắc đà tăng giá của vàng sẽ vững. Giá vàng trong nước hiện đắt hơn giá thế giới khoảng 1 triệu đồng/lượng